Trang nhất » Tin Tức » Tri thức học đường

Tuyên truyền phòng chống thương tích ở trẻ em

Thứ ba - 17/12/2024 15:08

Tuyên truyền phòng chống thương tích ở trẻ em

Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, tai nạn, thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở nước ta. Trong đó, phần lớn là những tai nạn, thương tích do đuối nước, do tai nạn giao thông đường bộ, ngộ độc, ngã, bỏng, súc vật cắn hoặc bị thương bởi các vật sắc nhọn… Trung bình mỗi năm, nước ta có trên 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước, cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, nước ta đã có hàng chục trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước. 

Vì vậy, để thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, UBND phường Phúc La thông báo, đề nghị các ban ngành, đoàn thể, các tổ dân phố tăng cường công tác tuyên truyền đến các gia đình, các bậc phụ huynh, người trông giữ trẻ, thực hiện tốt một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, cụ thể như sau:

  1. 1.      Đối với tai nạn đuối nước:

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại, chơi đùa gần các khu vực có ao, hồ... Ngoài ra, những dụng cụ chứa nước trong gia đình như lu, vại, bể chứa nước… không có nắp đậy cũng là nguyên nhân gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và không để trẻ tử vong do đuối nước cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Chỉ đưa trẻ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát; Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có lu nước, thùng nước thì nên đậy nắp thật chặt để trẻ em không mở nắp được. Các gia đình có hồ bơi nên rào kín xung quanh, khóa cửa và có hệ thống báo động khi trẻ em vào. Nhắc nhở trẻ không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Không chơi, đùa nghịch  quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi, để tránh  bị ngã. Đối với các công trình xây dựng nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng. Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua các khu vực ngập úng.

2. Đối với tai nạn thương tích do ngã:

Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ với đồ dùng, đồ chơi trên giá cao; ngồi trên bậu cửa sổ, lan can không có tay vịn; chơi những trò chơi không an toàn; chạy nhảy, đuổi nhau, leo cây, trèo cầu thang… Để phòng chống tai nạn thương tích do ngã, các bậc phụ huynh và người trông giữ trẻ cần lưu ý:

Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho trẻ đi dễ dàng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không để vướng đường trẻ hay đi lại. Bọc cạnh, mép nhọn của bàn, ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa. Làm lan can (cầu thang, ban công), tay vịn cầu thang, lắp chấn song cửa sổ, làm cửa chắn cầu thang an toàn (độ cao tối thiểu 75cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song tối đa 15cm). Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh họat của trẻ) khô ráo, không trơn trượt, không mấp mô; không đi chân ướt vào sàn nhà. Không để đồ dùng, đồ vật của trẻ ở những nơi quá cao trẻ không với tới được. Giáo dục con trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở những chỗ nguy hiểm, các trò như nhảy ngựa... Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực hoặc sử dụng những đồ vật dễ gây ngã. Hướng dẫn và tổ chức cho các em hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: thăm quan, cắm trại, có sân bóng riêng. Xây dựng môi trường an toàn: Biển báo nguy hiểm, báo cấm (cấm đi, trèo...) ở những nơi cần thiết. Không để cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trông trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

3. Đối với tai nạn thương tích do Điện giật:

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích do điện giật thường do vô ý chạm phải vật mang điện; sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có các bộ phận cách điện bị hỏng, dây điện đứt rơi vào người.Hoặc do phóng điện như: Trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, lấy sào chọc dây điện cao thế, đến quá gần trạm biến thế điện cao thế… Trong các trường hợp này dù chưa chạm trực tiếp vào vật mang điện nhưng với một khoảng cách quá gần điện có thể phóng qua không khí, giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể. Sét đánh cũng là một hiện tượng bị điện giật do phóng điện từ trên đám mây tích điện xuống đất, thường đánh xuống các cây cao hoặc vùng đất có mỏ kim loại. Sét thường xảy ra khi trời có dông, mưa rào, mưa to. Để phòng tránh tai nạn thương tích do điện giật, quan trọng nhất là phải đảm bảo trẻ không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây điện giật.

Đảm bảo các thiết bị điện trong gia đình đều an toàn, tuyệt đối không dùng dây điện trần (không có vỏ bọc nhựa) để mắc điện trong nhà, không dùng dây điện có phích cắm cắm trực tiếp vào ổ cắm. Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được, dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, tìm chỗ hở và khắc phục, không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm. Hướng dẫn cách phòng điện giật và thao tác kỹ thuật sơ cứu điện giật tại trường học, tại gia đình và nơi làm việc. Giáo dục trẻ không sờ tay vào ổ cắm. Ghi biển báo những dấu hiệu nguy hiểm nơi có nguy cơ gây ra điện giật. Nhắc nhở trẻ tránh xa nơi dây điện đứt rơi xuống, đặc biệt khi trời mưa thì không nên nấp dưới các gốc cây to/cao... Giáo dục trẻ em ý thức tuân thủ an toàn dưới hành lang điện (không trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, không lấy sào chọc dây điện, không câu móc điện bừa bãi, không xây nhà cao gần đường điện cao thế).

4. Đối với tai nạn thương tích do Bỏng:

Nguyên nhân gây bỏng thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với hoặc lối đi của trẻ... hoặc do người lớn không chú ý hoặc trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ, đánh đổ dầu xăng gây bắt lửa… Để phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng cho trẻ, các gia đình cần lưu ý:

Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ nhỏ tới gần.  Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ...). Khi bưng, bê nước nóng, thức ăn mới nấu chín phải chú ý: tránh xa trẻ để không va đụng. Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm rửa. Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun... Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh. Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid. Không nên cho trẻ dưới 8 tuổi giúp đỡ bố mẹ làm bếp. Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng.           

Bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là trách nhiệm, mà còn thể hiện tình cảm của người lớn dành cho trẻ em. Mỗi gia đình, cá nhân hãy cùng chăm lo, bảo vệ trẻ em, góp phần phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em. 

Tác giả: THCS Mỗ Lao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

Số 528

Hướng dẫn kiểm tra cuối kỳ 1 năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 17/12/2024

Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2024 cấp THCS

Thời gian đăng: 10/12/2024

Số 281

Kết quả Cuộc thi KHKT cấp Quận

Thời gian đăng: 10/12/2024

Số 195

KH tổ chức cuộc thi KHKT quận Hà Đông NH 2024-2025

Thời gian đăng: 11/11/2024

Số 135

V/v phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh.

Thời gian đăng: 07/11/2024

Kế hoạch thực hiện công tác tháng 11/2024 cấp THCS

Thời gian đăng: 29/10/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây