1.Bệnh thủy đậu là gì?
- Bệnh thủy đậu còn gọi là phỏng rạ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên.
- Bệnh sảy ra mọi lứa tuổi,nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất,
- Đây là bệnh lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm,thậm chí tử vong.Phụ nữ có thai mắc bệnh có thể gây sải thai hoặc để lại dị tật thai nhi.
- Tiêm vac xin là biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất.
2. Triệu chứng, biểu hiện của bệnh:
- Thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người, toàn thân phát ban.
+ Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.
+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người, các chi.
+ Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
+ Đặc điểm của các mụn nước đó mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian
+ Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần
3. Biến chứng:
+ Khi gãi sẽ làm các mụn thủy đậu bị vỡ, từ đó để lại những vết sẹo rất xấu.
+ Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn nhưng rất nặng, rất khó điều trị.
+ Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê.
+ Những trường hợp nặng có thể gây chết người nhanh chóng, một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh ...
+ Người mẹ đã bị thủy đậu trong lúc mang thai, bệnh đã xảy ra trong 6 tháng đầu của thai kỳ gây thủy đậu bẩm sinh cho con nhưng tai hại hơn nữa lại có kèm theo một số dị tật: teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt (bệnh "đục thủy tinh thể", có thể gây mù).
4. Điều trị:
Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, có chỉ định điều trị phù hợp.
5. Phòng bệnh:
+ Tiêm Vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
Ưu điểm nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt thường không bị biến chứng.
+Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
+ Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
+ Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, phòng ở phải sạch sẽ thoáng khí.
+ Vệ sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
Các quan niệm sai lầm:
- Kiêng tắm, kiêng ăn: Làm như vậy trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng khó lành bệnh.
- Tắm hay uống nước gốc rạ: Không có giá trị chữa bệnh, có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp có trong gốc rạ.
Kính mong tất cả quý phụ huynh hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Từ đó tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân, những người trong gia đình và những người xung quanh./.
Tác giả: THCS Mỗ Lao
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
V/v phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh.
Thời gian đăng: 07/11/2024