Trang nhất » Tài liệu » Tài liệu » Tài liệu giảng dạy

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VĂN 6

                     

MỤC LỤC

1.Lí do chọn đề tài. 2

2. Mục đính nghiên cứu. 3

3, Đối tượng nghiên cứu. 3

4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. 3

5. Phương pháp nghiên cứu. 3

6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 3

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.. 4

I.Những vấn đề lí luận. 4

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 6

III. Mô tả phân tích các giải pháp. 7

1. Khảo sát thực tế. 7

2. Nguyên nhân. 8

3. Các giải pháp thực hiện. 9

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 29

1. Về phía học sinh. 29

2. Về phía giáo viên. 30

3. Kết quả cụ thể. 30

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 32

1. Kết luận. 32

2. Những khuyến nghị 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 36

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lí do chọn đề tài.

     a.Cơ sở lí luận.

     Như chúng ta đã biết, một con người được sống đầy đủ bởi hai điều kiện sống: vật chất và tinh thần. Riêng đời sống tinh thần vô cùng đa dạng. Một trong biểu hiện của nó là được yêu thương và biết yêu thương, được ước mơ, được ước mơ, được thưởng thức cái hay, cái đẹp của cuộc đời, có nghĩa là được thưởng thức, được cống hiến.

  Một trong những điều đem lại cho con người niềm vui sống là biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, ý nghĩa cuộc sống qua những áng thơ văn… Dù sau này con người ấy hướng theo nghề nào đi chăng nữa, Vì ở các tác phẩm văn chương, cuộc sống đã được kết tinh thành cái đẹp qua tài năng , tình cảm, tâm huyết của người viết.

  Là một học sinh bắt đầu học lớp 6, nếu các em biết cảm nhận và tập làm các bài tập cảm thụ bước đầu có kết quả, sẽ giúp các em hiểu và yêu văn chương hơn, sẽ phần nào giúp các em học tốt hơn môn Ngữ văn, đặc biệt nó có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, là hành trang cho mỗi người trên suốt đường đời, bởi lẽ cái gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ. Văn học không chỉ góp phần làm giàu có tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái.

  Muốn rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn, các em nên rèn làm một số dạng bài tập cảm thụ từ dễ đến khó. Dần dần khi kĩ năng thành thạo, lên lớp trên, các em sẽ làm bài tập khó hơn, dài hơn. Tất nhiên muốn làm được các bài tập này, các em phải được hướng dẫn từng bước cụ thể, các em sẽ dung các kiến thức cơ bản mà thầy cô giáo của các em đã dạy trên lớp để vận dụng linh hoạt vào bài tập. Đó là vốn mà nhà trường cung cấp cho các em trong năm năm Tiểu học và trong năm lớp 6 đầu cấp THCS về môn Ngữ văn.

b.Cơ sở thực tế.

  Qua quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi nhận thấy: học sinh đến lớp 7,8,9 muốn làm tốt được các bài làm văn nghị luận văn học hay nghị luận xã hội thì ngay từ lớp 6 các em phải làm tốt các bài tập cảm thụ văn học. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy ở chương trình Tiếng việt bậc Tiểu học  có hướng dẫn các em làm bài tập cảm thụ văn học nhưng mới chỉ là những cảm nhận bước đầu,  theo cảm tính. Vì vậy, khi dạy ở lớp 6, tôi thấy khả năng cảm thụ văn học của các em chưa tốt, các em rất lúng túng thậm chí không làm được bài tập cảm thụ văn học theo từng bước cụ thể là một việc đầy khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải công phu tìm tòi để hướng dẫn học sinh có được kỹ năng cần thiết, Đó là những trăn trở không chỉ của riêng tôi mà còn là của rất nhiều giáo viên nói chung. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài:

  “Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6”

2. Mục đính nghiên cứu.

  Hệ thống được các dạng bài tập, chỉ ra những bước làm bài tập cụ thể để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn chương.

3, Đối tượng nghiên cứu.

  - Các văn bản trong chương trình ngữ văn 6

  - Các bài tập về biện pháp tu từ, từ tượng hình, tượng thanh, từ láy…

  - Nghiên cứu kỹ các tiết dạy về biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn 6 tiết 78, 86, 91, 95, 101.

4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.

  Lớp 6A3, 6A6 năm học 2015-2016     

5. Phương pháp nghiên cứu.

  Tổng hợp phân tích, phân loại, hệ thống, so sánh, đối chiếu, thực hành.

6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.

  - Phạm vi: Phần luyện tập qua các tiết học về văn bản và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6. Áp dụng đề tài trong năm học 2015-2016 tại Lớp 6A3, 6A6.

  - Kế hoạch nghiên cứu:

 

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.Những vấn đề lí luận.

Văn học là một môn học nghệ thuật giàu tính tượng hình, tính biểu cảm “Văn học là nhân học”. Văn học là tấp gương phản ánh cuộc sỗng con người, đồng thời có tác dụng phục vụ cuộc sống con người, Học sinh học tốt môn ngữ văn sẽ có tác động tốtđến việc học các môn học khác, và ngược lại. Học tôt môn ngữ văn không nhất thiết là khi bước vào đời, học sinh đều trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, thầy cô giáo dạy văn… có nghĩa là đi theo nghề văn. Học tốt môn ngữ văn sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp trong đời sống gia đình và bè bạn. Bởi vì ở mỗi tác phẩm người đọc có thể tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng… để vận dụng vào cuộc sống làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Văn học giúp con người biết yêu, biết ghét, biết buồn, biết vui, biết nghĩ tới ước mơ, hi vọng, biết dung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, biết căn giận cái tàn ác bất công, biết đấu tranh vì công bằng, lẽ phải. Muốn hiểu được mốt tác phẩm văn học cần biết camt thụ tác phẩm văn học đó.

Cảm thụ văn học có nghĩa là, khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ… Người đọc không những hiểu mà phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi “Nhập thân” với những gì đã học, thẩm thấu được thong tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ, câu chữ, hình ảnh của tác giả, sống cùng tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc của tác giả. Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất sa, vẽ thê ra lắm điều thú vị”.

Năng lực cảm thụ ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố qui định như vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học… Ngay ở cả một người, sự cảm thụ văn học về một bài vă, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng nói: “Riêng bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” thì ở mỗi độ tuổi của cuộc đời tôi lại cảm nhận một cái hay riêng của nó và cho đế bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chưa thấu tận cùng vẻ đẹp của bài thuộc lòng thủa nhỏ ấy”.

Như đã nói trên về cảm thụ văn học cho thây mỗi người đều có thể rèn luyện, trau dồi năng lực cảm thụ văn học để từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho bản thân, từ đó cũng có thể có khả năng cảm nhận cuộc sống tốt hơn lên.

Muốn cảm thụ văn học tốt học sinh phải có vốn ngôn ngữ: vốn ngôn ngữ bao gồm sự hiểu biết giá trị của ngữ âm, từ ngữ hình ảnh, câu, thanh điệu… Bởi ngôn ngữ chính là phương tiện, dụng cụ để hiểu, cảm thụ viết văn. Học sinh càng giàu vốn ngôn ngữ càng có khả năng cảm thu sâu sắc hơn vẻ đẹp của câu chữ, càng thấy được cái hay, cái khéo, cái tài của nhà văn. Muốn phong phú vốn từ học sinh phải biết tích lũy ngôn ngữ từ việc đọc, nghe, nói và thói quen ghi nhớ để bổ sung vốn từ. Khi cần biết sự dụng, lựa chon để hiểu, để cảm ngôn từ của nhà văn.

 Ngoài vốn ngôn ngữ, người học sinh phải có vốn văn học. Nó bao hàm nhiều thứ, song tối thiểu người dạy phải giúp các em phân biệt các thể loại, xuất xứ tác phẩm, giữa các thể loại ấy lại có sự khác nhau như thế nào… Những hiểu biết này sẽ giúp em dễ dàng cảm thụ đúng tác phẩm hơn. Người dạy phải giúp học sinh đi vào từng thể loại. Ví dụ như thơ phải nghĩ tới hình ảnh, nhạc điệu. Còn đến với truyện phải nắm cốt truyện và nhân vật. Với ký thì chú trọng tới sự việc. Tìm hiểu tác phẩm phải ghi nhớ những vấn đề liên quan tới tác giả, xuất xứ của tác phẩm để tránh ngộ nhận, hiểu sai và hiểu nhầm. Để có được vốn văn học, học sinh phải biết cách tích lũy từ các giờ học văn mà thầy cô cung cấp. Ngoài ra học sinh phải tích lũy từ việc đọc sách vở, các loại thong tin từ nhiều luồng khác nhau. Từ đó học sinh biết chắt lọc kiến thức quí, ghi chép làm tư liệu và học tập cách dùng từ, đặt câu của nhà văn, cách xây dựng tình huống truyện, chon cảnh, bố cục, triển khai luận điểm như thế nào… Khi cần thiết bắt chước nhà văn để sang tạo và tăng vốn hiểu biết, vốn văn học của minh.

Điều cần thiết đối với người học sinh phải có vốn sống. Vốn sống là sự hiểu biết xã hội về nhiều mặt như vấn đề hội họa, thanh nhạc, những hiểu biết về cuộc sộng, Ví dụ như cảm thụ bài ca dao cổ: “Cày đồng đang buổi ban trưa” nêu là người từng sinh ra và sống gắn bó với nông thôn, với người nông dân chắc không lạ gì công việc “Cày đồng”. Vì lẽ đó nên ta càng thấm thía và xúc động hơn khi đọc bài ca dao đó và khi cảm thụ sẽ dễ dàng hơn. Muốn có vốn sống tự học sinh phải tích lũy. Đó là thái độ cầu thị, ham học hỏi, ham mê đọc sách, có thói quen nghe nhìn và thu lượm từ nhiều luồng thông tin sách, báo hoặc truyền thông. Rồi thu lượm những việc thực, người thực từ cuộc sống đời thường để rồi tự các em tích lũy thành vốn sỗng cho bản than mình. Có như vậy ta mới có kiến thức để nhìn nhận đánh giá cái hay, cái khéo của tác phẩm mà nhà văn đem đến cho người đọc những điều thú vị.

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Qua thực tiễn giảng dạy và học tập môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở,  tôi thấy rằng, để có được một giờ đọc hiểu văn bản văn học trọn vẹn thật là khó vì đó là cả một nghệ thuật. Để học sinh cảm thấy hứng thú trong giờ văn thật khó và để học sinh biết bộc lộ cảm xúc của mình trong cảm thụ tác phẩm văn học càng khó hơn vì thời gian một tiết học rất eo hẹp mà lớp học có ít nhất 40 học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì nhiều và năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong giờ văn rất hạn chế. Hầu hết các em chỉ biết nói đọc theo những gì có sẵn, bắt chước khuôn sáo mà chưa vận dụng trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ độc lập của mình để cảm hiểu tác phẩm văn học. Một số học sinh thường kể lại tác phẩm, đa số có xu hướng mô phỏng lời nhà văn hoặc diễn xuôi các câu thơ, làm cho tác phẩm văn học trở nên đơn nghĩa và khuôn hẹp phạm vi phản ánh.

Ngoài ra để cảm thụ văn tốt, người thầy giáo phải là cho học sinh có hứng thú và niềm say mê học văn.Không yêu thích văn học thì tâm hồn người học sinh không rung động trước vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Đố là thái độ yêu thích, say sưa khi được tiếp cận với tác phẩm văn học. Gặp tác phẩm tự bản than các em phải trăn trở suy tư, luôn hướng tâm hồn và tình cảm của mình đến với tác phẩm.Thế nhưng cao hơn tình yêu văn chương, người học sinh phải có tình yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, sống chân thành, có tấm lòng nhân nhân ái, rộng mở, bao dung, nhân hậu. Chỉ có như vậy tâm hồn các em mới biết rung động trước vẻ đẹp của thơ văn, mới cảm nhận đầy đủ sức cuốn hút của văn chương.

- Về phần giáo viên: Quá trình học văn ở trường THCS là quá trình giáo viên giúp các em tiếp xúc tác phẩm hiểu ra cái đúng, cái hay của nó. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Qua mỗi giờ văn học, thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút” .Vì vậy  việc hướng dẫn học sinh cảm thụ được tốt một tác phẩm văn học là trách nhiệm hết sức nặng nề. Công việc đó đòi hỏi sự công phu, sự miệt mài nghiên cứu, sự tâm huyết của người thầy, người cô. Để các em biết cảm thụ văn tốt, người thầy giáo phải tạo cho học sinh có hứng thú và niềm say mê học văn. Không yêu thích văn học thì tâm hồn người học sinh không rung động trước vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Đó là thái độ yêu thích, say sưa khi được tiếp cận với văn học. Gặp tác phẩm tự bản thân các em phải trăn trở, suy tư, luôn hướng tâm hồn và tình cảm của mình đến với tác phẩm. Thế nhưng cao hơn tình yêu văn chương, người học sinh phải có tình yêu cuộc sống, yêu cái đẹp sống chân thành, có tấm lòng nhân ái, rộng mở bao dung, nhân hậu. Chỉ có như vậy tâm hồn các em mới biết rung động trước vẻ đẹp của thơ văn, mới cảm nhận đầy đủ sức cuốn hút của văn chương.

-Về phía học sinh: Có thể nói rằng học sinh trường tôi chủ yếu là học sinh của con em  lao động tự do, nhiều em còn ngại học các môn khoa học xã hội, trong đó có môn văn. Học sinh vốn sẵn tâm lí ngại học bộ môn này, không hứng thú học tập, nắm không chắc, không nhớ được kiến thức, kĩ năng khi học Ngữ văn. Hơn nữa ngoài sách giáo khoa, các em có rất ít những tài liện tham khảo. Như vậy, để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, học sinh chủ yếu dựa vào kiến thức của thầy, cô truyền đạt trên lớp. Một số học sinh hiểu nội dung tác phẩm một cách máy móc, thụ động, áp đặt mà chưa tự cảm thụ sâu sắc ngôn từ hình ảnh trong tác phẩm. Dẫn đến tình trạng học sinh chỉ thuộc “vẹt” mà không hiểu, biết cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Bởi vậy bài làm văn của các em nghèo nàn về kiến thức, sáo rỗng, xa rời thực tế, câu văn cộc, vốn từ ít ỏi … Đó là tình trạng rất phổ biến trong  tình hình học tập của học sinh hiện nay.

 Nói tóm lại, muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tinh tế và sâu sắc, mỗi học sinh cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt, có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; làm nhiều các dạng bài tập cảm thụ thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho việc cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Đây chính là những yêu cầu nền tảng của quá trình cảm thụ văn học mà mỗi học sinh cần trang bị cho mình.

Để góp phần giúp học sinh dần dần yêu thích, đam mê môn học này, tôi thiết nghĩ người giáo viên cần xây dựng một hệ thống các dạng bài tập cảm thụ, hướng dẫn các em từng bước làm cụ thể, để các em biết vận dụng phù hợp các dạng bài tập theo phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, hình thành cho các em biết cách cảm, cách nghĩ sau khi học xong một tác phẩm văn học nào đó. Qua đó sẽ giúp cho học sinh thích văn, yêu văn và học văn.

III. Mô tả phân tích các giải pháp

1. Kho sát thực tế

Năm học 2015- 2016, Tôi được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy môn ngữ văn lớp 6A3,6A6, qua bài khảo sát chất lượng đầu năm, tôi chú ý tới việc làm bài tập cảm thụ văn học của các em (chủ yếu viết đoạn văn cảm thụ văn học) và tôi nhận thấy như sau:

Về hình thức: Phần lớn các em viết chưa đúng đoạn văn ( xuống dòng tùy tiện, viết hoa bừa bãi…).

Về nội dung: Các em cảm thụ còn hời hợt, chưa sâu, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nghệ thuật và nội dung một cách chính xấc, rõ rang, mạch lạc; các câu, ý lien kết với nhau chưa chặt chẽ.

Chính vì vậy dẫn đến bài viết không lô gic, có chỗ bị hẫng hụt, kết quả bài thấp.

SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN:

Lớp

Sĩ số

Đoạn văn yêu cầu đúng

Đoạn văn chưa đúng yêu cầu

Số lượng

%

Số lượng

%

6A3

34

10

28,6

24

71,4

6A6

44

12

27.27

32

72,73

 

2. Nguyên nhân.

Như vậy có thể nói, nguyên nhân đẫn đến thực trạng trên có thể do học sinh chưa thực sự tập trung chú ý vào bài học, có thể do vốn hiểu biết về văn học còn nghèo nàn hoặc chưa nắm vững nguyên tắc phân tích tác phẩm, có thể do khả năng tri giác và giải mã ngôn ngữ hạn chế, cũng có thể không có khả năng diễn đạt ý tưởng thành ngôn ngữ tường minh, có thể do khả năng hoạt động của trí nhớ và liên kết hình ảnh kém hiệu quả, hoặc không có khả năng hình dung và hình thành biểu tượng nghệ thuật. Hơn nữa, kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Có thể do giáo viên ít có điều kiện quan tâm đến hoạt động cảm thụ  của học sinh, hoặc do sự phân phối thời gian cho mỗi bài học. Giáo viên  chưa xây dựng được một hệ thống bài tập cảm thụ đa dạng  hợp l‎‎ý để từng bước giúp học sinh khám phá, khắc sâu nội dung tác phẩm, chưa bộc lộ được nhận thức, những dung cảm của mình về các tác phẩm. Các giờ học Ngữ văn chưa thu hút được sự hứng thú học cho học sinh.

Trước thực trạng đó càng cần phải đổi mới phương pháp dạy học văn, phải tạo ra những giờ học đầy thú vị , bổ ích, kích thích năng lực cảm thụ văn chương  của các em, tạo sự say mê, hứng thú học tập cho học sinh.Tôi đã nghiên cứu áp dụng đề tài Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6 vào các giờ luyện tập, học tự chọn để giảng dạy. Với mục đích giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, bộc lộ suy nghĩ của mình khám phá ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Nội dung của đề tài hướng tới giải quyết các vấn đề cụ thể sau:

- Hệ thống các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học .

- Các bước làm bài tập cảm thụ.

- Rèn kỹ năng viết đoạn văn, bài văn cho học sinh.

3. Các giải pháp thực hiện

Xuất phát từ những vấn đề mang tính lí luận, căn cứ vào tình hình thực tế, dựa trên chương trình sách giáo khoa ngữ văn 6, qua tham khảo các tài liệu về cảm thụ tác phẩm văn chương tôi đã có những giải pháp thực hiện sau:

a.Tìm nguyên nhân vì sao học sinh sợ học và làm bài tập cảm thụ văn.

- Học sinh chưa nắm được qui ước đoạn văn.

- Chưa nắm được các bước khi làm một bài cảm thụ thơ văn.

- Khi viết rất lúng túng trong việc dung từ đặt câu, liên kết ý, câu trong đoạn.

- Vốn văn học còn quá nghèo nàn.

b. Lập kế hoạch thực hiện.

*  Thời gian

Tận dụng triệt để các tiết phụ đạo, ngoại khóa, giờ trả bài Tập làm văn, những giờ luyện tập Tiếng Việt, Giờ ôn tập, thực hành văn học, những phút củng cố, hướng dẫn học sinh học, làm bài ở nhà.

* Yêu cầu với học sinh.

Tôi nêu tác dụng của bài tập cảm thụ văn học khi được viết đúng, viết hay theo yêu cầu.

Yêu cầu học sinh có vở luyện bài tập cảm thụ văn học nhằm mục đích:

- Học sinh tự giác làm bài tập cảm thụ văn học theo yêu cầu.

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả nhanh chóng cụ thể.

- Phụ huynh tiện đôn đốc và kiểm tra.

* Yêu cầu đối với giáo viên.

- Tham khảo tài liệu về bài tập cảm thụ văn học, tìm hiểu, lựa chọn bài tập phù hợp với trình độ học sinh của lớp.

- Chấm, chữa các bài tập cảm thụ văn học thật kỹ, rạch ròi, phê cụ thể.

Được sự nhất trí, quan tâm của tổ, ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ của phụ huynh kết hợp với sự quyết tâm của học sinh, tôi bắt tay vào thực hiện đề tài.

c. Giải pháp thực hiện đề tài.

c.1. Cung cấp lý thuyết cho học sinh.

Muốn giúp học sinh cảm thụ được các tác phẩm văn học, trước hết ở các giờ phụ đạo ngoại khóa tôi mạnh dạn đưa qui ước đoạn văn (lớp 8) vAO dạy cho các em: “Đoạn văn là phần văn bản được qui ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng)”.

Cụ thể hơn nữa tôi tham khảo sách Tiếng Việt (tài liệu bồi dưỡng giáo viên THSP) do Đào Ngọc biên tập cho học sinh nắm được:

Về hình thức: Đoạn văn bao giờ cũng có dấu hiệu tự nhiên dễ nhận biết. Đó là một hình thức hoàn chỉnh (không phụ thuộc vào nội dung) có dấu hiệu mở đoạn (lùi đầu dòng viết hoa) và dấu hiệu kết thúc đoạn (chấm câu, xuống dòng).

Về nội dung đoạn văn có thể hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh.

- Đoạn hoàn chỉnh (tương đối) là đoạn văn thể hiện một ý-gọi là đoạn một ý.

- Đoạn văn chưa hoàn chỉnh là hai, ba hoặc bốn đoạn văn mới thế hiện đầy đủ một ý (phần tập làm văn) lúc này đoạn văn không trùng với đoạn ý (đoạn phụ thuộc).

Ví dụ minh họa:

(I) Hải âu là bè bạn của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về tổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi sẵn cho lũ con ăn nhiều ngày, chờ khi biển lặng.

(II) Hải âu còn là dấu hiệu của điềm lành. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả ngày, đã bị cái bồng bềnh của song gió làm say… Mà thấy những cánh hải âu lòng lại không hy vọng. Bọn chúng báo hiệu sự bình an, báo trước sự bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đẵng.

                                                                                                (Vũ Hùng)

Học sinh sẽ quan sát, nhận diện ví dụ trên gồm có hai đoạn văn, mỗi đoạn nêu một tác dụng của chim Hải âu:

- Đoạn (I): Hải âu là bè bạn của người đi biển.

- Đoạn (II): Hải âu còn là dấu hiệu của điềm lành.

Đồng thời tôi giải thích: Văn bản là gì? Khi nói thì phải nối thành lời. Viết thì phải viết thành bài. Lời nói, bài viết đó chính là văn bản. Vậy văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một thể thống nhất có tính chất chọn vẹ về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

Tôi lưu ý học sinh: Văn bản có thế ngắn. Văn bản ngắn nhất chỉ có một câu (ví dụ câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”). Nhưng thông thường thì văn bản do nhiều câu tổ chức thành. Một bài văn, một đơn xin việc, một giấy xin phép nghỉ học… Đều là những văn bản. Như vậy văn bản có thể dài thẩm trí rất dài. Nhưng dù ngắn hay dài văn bản cũng phải “Có đầu, có đuôi”, phải là một thể thống nhất hoàn chỉnh.

Sở dĩ tôi đưa kiến thức đó vào ngay cho học sinh lớp 6 vì tôi nghĩ rằng: Các em khi nói đến viết đoạn văn, hay bài văn cảm thụ văn học là đã hình thành được trong ý nghĩ phải viết như thế nào sẽ là đoạn văn, thế nào là một văn bản. Sau đó, tôi hướng dẫn học sinh các bước khi làm một bài tập cảm thụ văn học.

Bước 1:

- Đọc kỹ đề bài để nắm được đề bài yêu cầu gì.

- Đọc kỹ đoạn thơ, đoạn văn hoặc bài văn, bài thơ… đề bài cho. Hiểu khái quát nội dung nghệ thuật chính của đoạn, bài.

Bước 2:

- Đoạn thơ, đoạn văn ấy có phân ý không? Nếu có thì phân làm mấy ý? Đặt tiêu đề từng ý.

- Tìm dấu hiệu nghệ thuật ở từng ý? (dấu hiệu nghệ thuật còn gọi là điểm sang nghệ thuật). Gọi tên các biện pháp nghệ thuật qua các dấu hiệu.

Bước 3:

- Lập dàn ý đoạn văn hoặc bài văn.

- Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật: nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật với nội dung của đoạn, bài. Dự kiến nêu cảm nghĩ, đánh giá, lien tưởng theo hiểu biết của em.

Bước 4:

- Viết thành đoạn văn, bài văn cảm thụ dựa vào tìm hiểu ở ba bước trên.

 Trên đây là bốn bước tìm hiểu một bài tập cảm thụ với những yêu cầu cơ bản. Các bước trên có thể linh hoạt thêm, bớt, thay đổi tùy theo các dạng bài cụ thể.

Cuối cùng tôi cho ví dụ minh họa:

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

Description: nho%20con%20song%20que%20huong

“Quê hương tôi có con song xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng song lấp loáng”…

                                    (Tế Hanh)

Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.

* Cách làm:

Bước 1:

- Đọc kỹ yêu cầu bài tập và đoạn thơ, tìm hiểu nội dung nghệ thuật chính của đoạn thơ.

- Nội dung của đoạn thơ: Giới thiệu con song quê hương và tình cảm của tác giả với sông quê.

- Nghệ thuật trong đoạn thơ nhân hóa so sánh, từ ngữ gợi tả.

Bước 2: Đoạn phân làm hai ý nhỏ

- Ý 1: Hai câu đầu, nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.

Điểm sang nghệ thuật cần khai thác:

+ Từ gợi tả màu sắc: “Xanh biếc”.

+ Động từ: “Có”.

+ Ẩn dụ: “Nước gương trong”.

+ Nhân hóa: “Soi tóc những hang tre”

- Ý 2: Hai câu cuối đoạn, tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương.

Điểm sang nghệ thuật cần khai thác:

+ So sánh khẳng định: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”.

+ Hình ảnh: “Buổi trưa hè”.

+ Động từ: “Tỏa” rất gợi hình.

+ Từ láy: “Lấp loáng” rất gợi hình.

Bước 3: Dàn ý đoạn

- Ý 1: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.

+ Động từ: “Có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tuwh hào của tác giả.

+ Tính từ gợi tả màu sắc: “Xanh biếc” có khả năng khái quá cảnh sông trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là màu xanh đậm, đẹp hơi ánh lên dưới mát trời (do vần “iếc” ở chữ biếc).

+ Mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ (ẩn dụ), những hang tre hai bên bờ như những cô gái đang nghiên mình soi tóc trên mặt nước sông trong như gương (nhân hóa).

+ Ngay phú ban đầu giới thiệu con sông quê hương sinh động, dịu dàng mà thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông.

- Ý 2: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương

+ Tâm hồn tôi (khái niệm trừu tượng) được so sánh với “Buổi trươ hè” (khái niệm cụ thể) để làm rõ nét tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương.

- “Buổi trưa hè”- nhiệt độ cao nóng bỏng đã cụ thể hóa tình cảm của nhà thơ. Từ “Là” đã khẳng định “Tâm hồn tôi” và “Buổi trưa hè” có sự hòa nhập thành một.

- Động từ”Tỏa” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan tỏa khắp sông , bao trọn dòng sông.

- Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông lấp loáng. Từ láy “lấp loáng” khiến dòng sông lúc sang lúc tối lien tiếp thay đổi, như dát bạc, như trong truyện cổ tích.

Bước 4: Viết thành đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh( dựa vào dàn ý đoạn – bước 3)

Đoạn văn minh họa:

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre”

Hai câu thơ trên nhà thơ giới thiệu cho chúng ta về con sông quê hương tác giả thật đẹp, dịu dàng mà thơ mộng qua động từ “Có”, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ niếm tự hào, yêu mến con sông quê.Đó là vẻ đẹp của con sông với sắc màu “Xanh biếc”- một màu xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời.Mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ. Những hàng tre hai bên bờ được nhân hóa như những cô gái đang nghiêng mình soi tóc trên mặt nước sông trong như gương đó.

Sauk hi gới thiệu về vẻ đẹp của con sông quê, tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình với con sông quê hương.

“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.”

Tác giả dùng khái niệm trìu tượng “Tâm hồn tôi” so sánh với khái niệm cụ thể “Buổi trưa hè” đã cụ thể hóa tình cảm của nhà thơ. Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy  mà con sông quê hương đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông lấp loáng. Từ láy “lấp loáng” khiến dòng sông lúc sang, lúc tối lien tiếp thay đổi như dát bạc, như trong truyện cổ tích. Có thể thấy chỉ với bốn câu thơ thôi, chúng ta có thể hình dung được vẻ đẹp của con sông quê hương và cảm nhận được tình cảm sâu nặng của nhà thơ Tế Hanh dành cho con sông quê hương mình.

                                                  ( Đoạn văn gồm 10 câu)

Sauk hi học sinh nắm chắc được các bước làm bài tập cảm thụ thơ văn , tôi bám vào chương trình Ngữ văn 6 các em học đẻ sưu tầm, ra các dạng đề phù hợp để học sinh tập luyện.

c.2. Các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học.

Dạng bài tập 1: Vận dụng kiến thức sau tiết học văn bản.

Bài tập: Hãy đóng vai con hổ thứ hai kể lại câu chuyện tình nghĩa của mình trong truyện “Con Hổ có nghĩa”

 

Description: nam-dan-noi-chuyen-ho-1

 

Trả lời: Giáo viên gợi ý:

- Người kể xưng “ta”- vai con Hổ trán trắng mới phù hợp với chúa sơn lâm.

- Có thể kể lại câu chuyện dựa theo các sự việc chính sau:

+ Câu chuyện xảy ra cách đây đã mấy trăm năm.

+ Bác Tiều Phu ở huyện Lạng Giang. Tỉnh Bắc Giang làm nghề kiếm củi.

+ Một hôm, đang chặt củi ở sườn núi thì bác thấy dưới thung lũng cỏ cây lay động không ngớt.

+ Bác tò mò vác búa đến xem, thấy một con hổ trắng trắng đang vật vã, lấy tay móc họng.

+ Bác Tiều Phu gỡ khúc xương giúp hổ.

+ Hổ liếm mép, nhìn bác Tiều rồi bỏ đi.

+ Bác Tiều dặn hổ có gì ngon hãy nhớ đến bác.

+ Hổ tha nai đến đặt trước cửa nhà bác để đền ơn.

+ Mười năm sau, bác Tiều chết, hổ tìm đến mộ để vĩnh biệt.

+ Mỗi năm, cứ đến ngày giỗ bác Tiều Phu, hổ lại mang dê, lợn đến để ngoài cửa…

- Học sinh dựa theo các sự việc chính để kể lại:

Ta là chúa tể chốn rừng xanh đây. Ta không quên người Tiều Phu tốt bụng đã cứu ta năm nào. Giờ đây ông ấy cũng đã mất rồi, xong ngày giỗ của ông ta vẫn không quên đem dê, lợn đến cúng.

Câu chuyện năm xưa như thế này: Hôm đó ta thấy đói bụng vô cùng nên khi ăn tảng thịt bò, ta ăn vội vàng quá, chiếc xương bò lại mắc ngang cổ họng ta khó chịu vô cùng. Chẳng biết làm thế nào, ta bèn cho tay vào lấy ra nhưng loay hoay mãi mà ta không sao móc được. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cổ họng ta them đau đớn. Bao nhiêu nhớt dãi rồi cả máu trào ra mà ta chẳng nghĩ được cách nào tốt hơn. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi thì chợt có một bác tiều phu đang gang củi đi đến. Ta thấy bác trèo lên cây nói vọng xuống một câu gì đó. Ta nhìn bác Tiều Phu với ánh mắt van xin rồi nằm phục xuống. Bác Tiều Phu tiến lại gần, cho tay vào lấy cục xương bò trong họng ta r a. Ta thấy nhẹ nhõm cả người. Sau đó, bác Tiều Phu bỏ đi và chỉ nói một câu: “Đừng bao giờ quên nhau nhé”. Mấy hôm sau, khi đã khỏe, ta lại đi kiếm mồi, bắt được một con nai, liền đem đến nhà bác Tiều Phu. Ta đặt con nai ở trước cửa rồi gầm lên một tiếng dài để báo hiệu. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại đem dê, lợn đến cho bác. Rồi một thời gian dài đi qua, một hôm, khi ta đem lợn đến thì mới hay là bác Tiều Phu đã qua đời. Hôm sau ta đi ngang qua thì có rất nhiều người đang đứng trước quan tài của bác đặt bên một cái hố to. Ta bèn tiến lại gần nhảy nhót làm mọi người sợ hãi chạy ra xa. Ta đến bên quan tài, tỏ ý tiễn biệt. Sau  đó ta bỏ đi và thấy lòng rất buồn bã. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ bác, ta lại đem thú vật đến cúng, đặt ở trước cửa nhà bác Tiều. Cứ mỗi lần đi qua căn nhà nhỏ bé ấy là ta lại nhớ đến người tiều phu tốt bụng đã cứu sống mình năm nào…

Bây giờ ta đã già, không còn khỏe mạnh như xưa nữa nên ta luôn căn dặn con cháu luôn phải biết ơn những người đã cứu giúp mình lúc khó khăn. Có như vậy sống ở đời mới được nhiều người yêu thương, quý mến.

Dạng bài tập 2: Vận dụng liến thức tiếng việt vào cảm thụ thơ văn.

Bài tập : Có một bài thơ lục bát như sau:

                        Cái Chổi thấy rác, quét nhà

            Anh Kin chị Chỉ giúp bà vá may

                        Bạn Vở chép chữ cả ngày

            Cô Mướp xòe lá , vươn tay leo dàn

                        Đồng hồ biết chỉ thời gian

            Cái Rá vo gạo, câu Than đốt lò

`Chú Gà bảo sáng; “Ó…o…”.

Bác Cửa vội mở để cho nắng vào.

                        Mỗi người mỗi việc vui sao!

            Bé ngoan là được việc nào, Bé ơi!

a. Bài thơ trên có dấu hiệu nghệ thuật nào được dùng chủ yếu trong bài? Hiệu quả của nó?

b. Từ hiểu bài thơ, hãy đặt vấn đề?

Trả lời:

a. Bài thơ trên,nghệ thuật nhân hóa được sử dụng đắc lực. Nhờ nhân hóa, các vật vô tri, vô giác đã trở thành những con người yêu lao động đáng mến xung quang Bé: cái Chổi quết nhà, anh Kim chị Chỉ vá may, bạn Vở chép chữ, cô Mướp leo dàn, Đồng Hồ chỉ thời gian, cái Rá vo gạo, cậu Than đốt lò, chú Gà báo trời sáng, bác Cửa mở cửa đón nắng vào nhà… Tất cả con vật nêu trên đều có những việc làm suy nghĩ như con người. Chính vì vậy tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.

b. Có thể đặt đầu đề cho bài là :

           -“ Bận rộn”

              -“ Mỗi người mỗi việc”

              -“Vui làm việc”

              -“ Yêu lao động”.

Dạng bài tập 3: Vận dụng sáng tạo kiến thức vào những tác phẩm ngoài chương trình,

Bài tập : Hãy thưởng thức vẻ đẹp của sen trong một bài ca dao của Việt Nam :

            Description: Sen psu3

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

                        Lá xanh, bong trẳng lại chen nhị vàng

                                    Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

                        Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

a. Tìm hiểu trình tự  tả, cách tả một bông sen, rồi tả cả đầm sen của bài ca dao?

b. Viết cảm nghĩ, liên tưởng, phân tích bài ca dao trong đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu?

Trả lời:

a.

–Trước khi tả bông sen, câu ca dao thứ nhất có nhiệm vụ giới thiệu sen, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của sen bằng nghệ thuật so sánh hơn kém.

-Câu ca dao 2 tả bông sen theo trình tự từ ngoài vào trong (lá…bông…nhị)

-Câu ca dao 3 tả một bông sen nữa theo trình tự quay lại (nhị…bông…lá), nghĩa là từ trong ra ngoài bông sen.

-Chắc chắn còn tả tiếp bông thứ ba, thứ tư… cho đến hết đầm, tưởng tượng theo tay trỏ của người tả. Vậy tả hai bông sen theo lối vừa lặp , vừa đảo là để tả cả đầm sen bát ngát( đây là hai hình ảnh biểu trưng cho đầm sen).

b. Viết đoạn văn ngắn để nêu cảm nghĩ , liên tưởng, phân tích bài ca dao trên. Sau đây là một hướng viết:

“Bốn câu ca dao đã giới thiệu cho chúng ta hoa sen và đầm sen. Câu một làm hai nhiệm vụ: vừa giới thiệu  hoa sen, vừa ca ngợi vẻ đẹp không gì sánh bằng qua nghệ thuật so sánh hơn , kém. Bông sen đã thể hiện trước mắt chúng ta qua cách tả rất độc đáo từ ngoài vào trong của cấu tạp bông hoa.

                        “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng”.

Ba từ miêu tả sắc màu thật trang nhã: xanh, trắng, vàng đã đem lajiver dịu dàng của sen. Ta tưởng tượng như người tả đang trỏ tay vào từng bông , từng nét đẹp của hoa để giới thiệu với người ngắm cảnh. Câu ba vừa lặp lại, vừa đảo các bộ phận của một bông sen:

                        “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”

Ta hình dung còn tiếp nữa: bông thứ ba, bông thứ tư và hết cả đầm sen. Vậy tả hai bông là để bạn tưởng tượng cả đầm sen bát ngát , thơm ngào ngạt. Lối tả của dân gian thật tinh tế. Câu 4 đã gây ra bất ngờ khi nói về môi trường sống của sen:

                        “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Câu 4 đã khiến người đọc liên tưởng từ sen đến con người. Dù con người có sống nghèo khổ, họ vẫn ngời lên phẩm chất cao đẹp, đáng quý.”

                                                            (Đoạn văn gồm 12 câu)

Dạng bài tập 4: Bài tập tổng hợp.

Bài tập : Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai ( trang 100)- phần đọc thêm có đoạn thơ:

 

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre

*                     *

*

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bong râm…

                              (Thép Mới)

 

 

           

 

 

Description: tre

                                                                             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            a. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  • Tự sự
  • Miêu tả
  • Lập luận
  • Biểu cảm
  • Cả bốn phương thức A,B,C,D.
  • Đoạn thơ được sử dụng hai biện pháp tu từ nghệ thuật chính nào?
  • Điệp ngữ- nhân hóa
  • Nhân hóa- ẩn dụ
  • Nhân hóa- so sánh

c. Viết đoạn văn ngắn để làm rõ yêu cầu sau: “ Qua a và b đã xác định trên, nội dung đoạn thơ được biểu hiện rất sâu sắc và sáng tạo ”

(Đoạn văn từ 10 đến 12 câu)

      Trả lời:   

  • E
  • B
  • Viết đoạn văn ngắn, dựa vào hiểu biết từ a và b:

            Nói về tre Việt Nam, nhiều tác giả đã viết thành công. Song , ở Nguyễn Duy, nhà thơ đã có những sang tạo mới khi viết về tre. Đoạn thơ trích từ “ Tre xanh, xanh tự bao giờ?...” đến “ Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”, người viết đã phối hợp khéo léo cả bốn phương thức biểu đạt. Người đọc nhận ra giọng kể chuyện đầm ấm của tác giả: “Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh… Ở đâu tre cũng xanh tươi…Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”. Đó là phương thức tự sự. Người đọc cũng nhận ra hình ảnh tre qua nghệ thuật tả của tác giả: “…Thân gầy guộc, lá mong manh… nên lũy, nên thành… Vươn mình trong gió tre đu…”. Người đọc còn nhận ra cách lập luận, lí giải của nhà thơ: “Tre xanh, xanh tự bao giờ… mà sao… cho dù…Có gì đâu, có gì đâu… ít chất dồn lâu hóa nhiều… không ngại… bao nhiêu… bấy nhiêu…vẫn…”, phương thức biểu đạt có tính chất lập luận này đã gắn kết  các chi tiết, các câu thơ thành một mạch hợp lí. Phương thức biểu cảm thể hiện rõ trong nghệ thuật nhân hóa tre như người: “Thân gầy guộc, lá mong manh”, “ Rễ siêng không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”, “ vươn mình trong  gió tre đu”, “ Cây kham khổ vẫn hát ru…”, “Yêu nhiều…Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”. Nhân hóa tre nhu người, nhưng lại rất đúng đặc điểm của tre. Phối hợp với nhân hóa, đoạn thơ còn ngầm so sánh tre như con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý: đoàn kết, vượt gian khổ, cần cù, lạc quan yêu đời và bất khuất.

                                                                   (Đoạn văn gồm 10 câu)

           

- Qua áp dụng kinh nghiệm “Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6”  vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh hiểu bài sâu sắc hơn, biết vận dụng thực tế cuộc sống vào bài viết tập làm văn nên bài viết văn sinh đông, chân thực hơn. Trước các tình huống giáo viên đặt ra trong giờ học, học sinh đã chủ động bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh đã phát hiện khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. Đặc biệt trong giờ học, giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh trao đổi đàm thoại với nhau về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm khiến cho giờ học Ngữ văn trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng hơn không theo kiểu học sinh thụ động ghi chép máy móc những lời giảng của giáo viên.Với hệ thống bài tập phong phú được xây dựng như trên đã tạo ra cho các em hứng thú học tập, học sinh được tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình về tác phẩm. Kỹ năng viết văn, đánh giá về tác phẩm văn học tốt hơn.  Quan trọng hơn là các em đã nhận thức được câu chuyện trong tác phẩm như có phần của chính em. Giúp các em hiểu, cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn, đồng thời có ‎‎ý nghĩa giáo dục, giúp học sinh biết vươn lên làm những việc có ích trong cuộc sống.

-  Các dạng bài tập trên tôi cho xen kẽ vào các giờ ngoại khóa, giờ luyện tập hoặc cho về nhà, sau đó hẹn ngày thu. Bài có thể chấm chữa tại lớp, hoặc về nhà chấm, nhận xét cụ thể từng dạng bài, từng em.

            -  Khi chấm chữa tôi cũng phân đối tượng cho điểm phù hợp để động viện , khích lệ các em.

            Khi trả bài tôi cũng nhận xét từng đối tượng, đề ra yêu cầu cần đạt với từng đối tượng cụ thể để các em thấy được mức độ làm bài của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho các bài sau làm tốt hơn.

            IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

   Sau một năm thực hện đề tài, được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ Khoa học xã hội; sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh; sự kiên trì, quyết tâm của các em học sinh; lòng tâm huyết, ham học hỏi, không ngừng trau dồi chuyên môn của bản than, tôi đã nghiên cứu tài liệu, phân tích thực trạng tìm ra những biện pháp thực hiện. Với những dạng bài tập nêu ở trên, tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt.

1. Về phía học sinh.

- Học sinh hứng thú học, giờ học sôi nổi. Các em được phát huy trí lực của mình một cách hiệu quả nhất, tiếp thu bài nhanh hơn, bài viết văn tốt hơn.

 - Với các dạng bài tập  như vậy, các em được tự do bày tỏ ý kiến riêng của mình nên rất mạnh dạn và muốn được phát biểu. Bên cạnh những bài tập các em có thể trả lời dễ dàng khi chú ý nghe theo dõi bài, còn có những bài tập đòi hỏi sự tư duy của những em khá, hoặc có câu gợi mở của thấy. Các em viết đoạn văn phát biểu cảm tưởng đều rất hay,  đặc biệt là với những em học sinh ở khối lớp chọn các em đã thể hiện những nét riêng, những ý tưởng rất độc đáo trong bài viết của mình.

2. Về phía giáo viên.

- Rõ ràng, với hệ thống bài tập cảm thụ  trong giờ  dạy học văn, người giáo viên đã phát triển được năng lực trí tuệ, óc thông minh sáng tạo của học sinh và thu được một kết quả xứng đáng trong quá trình lên lớp.

 - Tuy nhiên, mỗi dạng bài tập đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên khâu chuẩn bị bài của giáo viên phải thật chu đáo; bài tập  phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa phải có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Bài tập không tuỳ tiện, phải được xây dựng thành hệ thống lô-gic, có tính toán, giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chỉnh thể. Cần có loại bài tập đơn giản, cụ thể kết hợp với dạng bài tập tổng hợp khái quát nâng cao phù hợp để giúp học sinh đi từ dễ đến khó, từ phát hiện đến phân tích bình luận... Bài tập  nói chung phải căn cứ vào đặc điểm nội dung, nghệ thuật của văn bản, nhằm làm cho học sinh nắm chắc văn bản, tiếng nói của nhà văn.

Trên đây là toàn bộ quá trình hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập cảm thụ văn học. Với các thao tác trên, học sinh đã chủ động tích cực bộc lộ cảm xúc trước các tình huống giáo viên đặt ra. Chính vì thế mà giờ học trở nên sôi nổi, học sinh dễ dàng hiểu được nội dung bài học,yêu thích học văn hơn...

3. Kết quả cụ thể.

Qua nhiều năm nghiên cứu thực hiện đề tài ở lớp 6 năm học trước và lớp 6A3, 6A6 năm học 2015-2016 tôi thấy học sinh có nhiều tiến bộ về kết quả môn văn.Các em hiểu bài và vận dụng vào bài viết chân thực, ít sáo rỗng hơn, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề trong tác phẩm văn chương ít sai lệch. Các em có tiến bộ nhiều trong tư tưởng thái độ tình cảm, biết đoàn kết xây dựng tập thể, tình yêu thương gia đình, có ‎ý thức vươn lên, lòng tự hào với truyền thống dân tộc,lòng yêu quê hương đất nước được củng cố.Các em có thái độ ứng xử trong quan hệ giao tiếp đúng mực hơn, có văn hóa hơn. Đặc biệt hơn cả là các em nhận thức được “Văn học là nhân học”. văn học thật gần gũi với con người, phản ánh trung thực cuộc sống xã hội và xây dựng cho con người biết hướng về tương lai.Thực sự nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được.Các em yêu văn học hơn và chăm học hơn

 

BẢNG SỐ LIỆU KẾT QUẢ CỤ THỂ:

Lớp

Sĩ số

Quá trình

Đoạn văn đúng yêu cầu

Đoạn văn chưa đúng yêu cầu

Số lượng

%

Số lượng

%

6A3

34

Trước khi thực hiện

10

28,6

24

71,4

Sau khi thực hiện

25

73,53

9

26,47

6A4

44

Trước khi thực hiện

12

27,27

32

72,73

Sau khi thực hiện

32

72,12

12

27,88

 

NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG:

- Được sự ủng hộ giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ khoa học xã hội trong quá trình thực hiện đề tài.

-  Các em học sinh lớp 6A3, 6A6 trường THCS mà mình dạy học đã nhiệt tình hăng hái tham gia trong quá trình tìm hiểu bài, đã phát huy tính tích cực chủ động của mình trong việc khám các bài tập. Cụ thể học sinh chuẩn bị bài, làm bài tập cô giao rất cẩn thận, chu đáo và tích cực phát biểu, tìm ra những chi tiết quan trọng trong các bài tập....

-  Bản thân trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ dạy học và tạo hứng thú cho học sinh khi học môn văn học.

 - Học sinh diễn đạt trôi chảy, lời văn giàu cảm xúc có sức truyền cảm cao đối với người đọc. Đặc biệt một số bài viết của các em sau có chất lượng như: Đinh Hà Anh (6A3), Nguyễn Diệu Linh (6A3), Nguyễn Thị Hải Ninh (6A3), Ngô Lưu Cẩm Ly (6A6), Nguyễn Trần Khánh Linh (6A6), ....

 

 

 

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Dạy học văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, đòi hỏi người giáo viên vừa phải có tâm hồn, tình cảm, hiểu biết, khoa học, nghệ thuật vừa phải tu dưỡng rèn luyện để có được những điều kiện tối thiểu nhất định của người làm công tác văn học. Để giúp học sinh có kỹ năng cảm thụ văn học tốt, người giáo viên văn không những phải học rộng, biết nhiều, hiểu biết sâu sắc về nhà văn, hiểu được ý định của nhà văn nói trong tác phẩm mà còn phải xây dựng cho mình một hệ thống các bài tập  phong phú, khoa học, hợp l‎ý. Kết quả đề tài của tôi chỉ là nhỏ bé. Tôi thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tích lũy kiến thức và trau rồi kỹ năng sư phạm để phát huy tích cực hiệu quả bài giảng. Cánh cửa văn chương luôn rộng mở, chỉ có điều làm sao có một chìa khóa tốt nhất để mở cánh cửa đó mà thôi. Biết rằng dạy văn là khó nhưng tôi vẫn luôn mong muốn rằng qua mỗi giờ văn học của mình sẽ thắp lên trong lòng học sinh một ước mơ, một suy nghĩ đẹp.

          2. Những khuyến nghị

            -Giáo viên có tâm huyết với nghề, dành nhiều thời gian chấm chữa bài cho học sinh.

            -Nhà trường có nhiều tài liệu tham khảo trong thư viện hơn và các thiết bị dạy học hiện đại để gây hứng thú cho học sinh.

            -Nên áp dụng đề tài này trong các tiết dạy tự chọn môn Ngữ văn để học sinh khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức, giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn và tiếp thu tốt về văn bản ở các lớp học và các cấp học tiếp theo.

            - Bộ phận chuyên môn của phòng GD – ĐT Hà Đông tiếp tục tổ chức các chuyên đề văn để chúng tôi có cơ hội  học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp,  rút ra cách dạy phù hợp cho môn Ngữ văn nói chung và môn Ngữ văn 6 nói riêng.

            Trên đây là toàn bộ tiến trình hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho học sinh lớp 6 mà tôi đã thực hiện trong năm học 2015 - 2016. Kinh nghiệm đã giúp các em cảm thụ thơ văn, rèn kĩ năng viết văn được tốt hơn. Các em đã thấy nhiều điều thú vị và yêu thích môn Ngữ văn hơn.Tuy nhiên, với thời gian không nhiều, đề tài không khỏi có những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp và bỏ qua những thiết sót, rút kinh nghiệm để sáng kiến này của tôi được hoàn thiện hơn.

            Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

     Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2016

    Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6” là của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

 

 

Người thực hiện đề tài

 

 

      

Lê Thị Thu Hường

 

                                                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa + sách giáo viên 6

2. Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6- Cao Bích Xuân

3. Sách Tiếng việt 9 (cũ)- Lê Cận-Nguyễn Quang Nnh

4. Sách Tiếng việt(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THSP)-Đào Ngọc

5. Bồi dưỡng làm văn hay 6-Th.sĩ Lê Lương Tâm-Thái Quang Vinh

6. Văn hay dành cho học sinh giỏi 6-Thái Quang Vinh-Thảo Bảo My

7. Mở rộng và nâng cao Ngữ văn 6-Thái Quang Vinh-Thảo Bảo My

8. Bồi dưỡng văn năng khiếu 6-Thái Quang Vinh-Thạch Ngọc Hà

9. Tiếng việt nâng cao 6_ Thái Quang Vinh-Ngô Lê Hương Giang.

10 In-ter-net: Sưu tầm tranh ảnh  

 

 

 

  Thông tin chi tiết
Tên file:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VĂN 6
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Đ/C HƯỜNG - NHÓM VĂN 6 , TỔ KHXH
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tài liệu giảng dạy
Gửi lên:
29/09/2016 20:23
Cập nhật:
29/09/2016 20:27
Người gửi:
thcsmolao
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
547.73 KB
Xem:
1747
Tải về:
134
  Tải về
Từ site Trường THCS Mỗ Lao:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

10

LĐLĐ Hà Đông gửi Kh số 10/KH về việc vận động CNVCLĐ ủng hỗ quỹ vì biển đảo

Thời gian đăng: 26/03/2024

18

Kế hoạch phổ cập giáo dục năm 2024

Thời gian đăng: 15/03/2024

113

V/v tham gia cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng ĐBP

Thời gian đăng: 11/03/2024

107

CV hướng dẫn thu nộp SKKN

Thời gian đăng: 11/03/2024

19

Kế hoạch kiểm tra khảo sát giữa kỳ II khối 9 năm 2023-2024

Thời gian đăng: 11/03/2024

59

CV giới thiệu cuộc thi ảnh nghệ thuật HN

Thời gian đăng: 07/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây